I. KIỂM SOÁT MỐI :
Mối được xem là những côn trùng gây ra nhiều tác hại đối với con người. Ở Việt Nam đã phát hiện ra 80 loài phá hoại trong đó có 3 loài gây hại phổ biến bao gồm: mối gỗ ẩm, gỗ khô và mối đất. Chúng khác nhau về cấu trúc xây dựng tổ, nhiệm vụ của từng loài như chuyên giao phối, chuyên đẻ trứng…Trong đó mối thợ chiếm từ 70% – 80% số lượng trong đàn, phụ trách các việc như xây tổ, làm đường, nuôi con…..Mối là loài sinh sản và phát triển nhanh.
Tác hại của mối:
Loài mối có thể phá hoại nhà cửa, đê, hồ chứa nước, cầu cống, tàu thuyền, giấy tờ tài liệu….
Đối với các công trình xây dựng: mối có thể phá tan các công trình xây dựng, nhà ở bằng bê tông hay bằng gỗ. Để tìm nguồn thức ăn, các con mối phải luồn lách qua các khe nhỏ và đắp mui đất để đi,vì vậy mà các thiết bị điện thường bị chập gây cháy nổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và tài sản do đường đất mới đắp của chúng thường ẩm.
Các loài mối đất cũng ăn hại gỗ. Chúng ăn rỗng các cột và sau đó là leo lên đến tận trên cùng. Loại mối này thường làm tổ dưới đất và đùn đất qua các khe đất ở nền nhà và làm cho nền nhà bị rỗng gây sụt lún nhà, móng công trình.
Mối được xem là loại côn trùng hủy hoại thầm lặng. Những nguy hại mà loài mối mang đến không thể phát hiện và lường trước được. Khi phát hiện ra mối thì tài sản đã bị thiệt hại.
Để diệt mối hoàn toàn, chúng ta cần phải có những biện pháp phòng và tiêu diệt mối hiệu quả.
A/ Trừ mối cho các công trình đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng như kho, nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, cao ốc, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, nhà ở….
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 03 PHƯƠNG PHÁP
1/ Phương pháp lan truyền
Phương pháp lan truyền để diệt mối tận gốc : Dùng hoá chất chuyên dùng phun trực tiếp lên mối sống để chúng lây nhiễm làm các tổ mối âm dưới mặt nền bị triệt tiêu.
2/ Phương pháp ngăn chặn chống tái nhiễm
Phương pháp ngăn chặn chống tái nhiễm: dung dịch hoá chất sẽ được phun trực tiếp vào các khu vực có khả năng lây nhiễm mối cao để tạo thành hàng rào hóa chất ngăn ngừa mối. Đối với văn phòng, cao ốc, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, nhà ở……hóa chất sẽ được phun vào các khu vực có gỗ (tủ, sàn, vách), đà, cửa. Đối với kho, nhà xưởng hóa chất được phun qua các khe joint nền, phun trực tiếp lên chân pallet.
3/ Hộp nhử mối
Trước hết đặt hộp nhử để mối xuất hiện và tập trung vào một chỗ. Sau khi mối đã vào hộp nhử với một số lượng lớn thì phun hóa chất diệt mối dạng bột để chúng lây nhiễm thuốc và đem về tổ tiêu diệt toàn bộ tổ mối.
Số lượng hộp nhử tùy thuộc vào mối có lâu hay mới có, tùy thuộc vào diện tích nhà rộng hay nhà hẹp.
Thời gian đặt hộp nhử từ 8 – 10 ngày. Kiểm tra hộp sau 4 ngày đặt, nếu thấy có các vệt đất viền ở các khe hộp thì tiến hành phun thuốc.
Sau khi phun thuốc khoảng từ 3-4 ngày thì mối rút hết về tổ. Đến thời điểm này thì tiến hành dọp hộp nhử.
B/ Chống mối cho các công trình xây dựng:
1/ Công trình không có tầng hầm
- Bước 1: Bơm tẩm dung dịch hóa chất toàn bộ bề mặt nền công trình (nền đất hoặc cát hoặc đá). Sau khi bề mặt nền đã được đầm nén (lu) xong, xử lý dung dịch hóa chất chống mối vào thời điểm trước lúc trải lớp bạt lót chống thấm (hoặc trước lúc đổ bê tông nếu không dùng lớp chống thấm).
- Bước 2: Khoan và tiêm thuốc cho khu vực xung quanh tòa nhà (tùy thuộc vào từng công trình) từ tường ra từ 0.5 - 1m; lỗ khoan: Þ 30mm, độ sâu 450-500mm, khoảng cách lỗ khoan 500mm.
* Ghi chú: Lớp bạt lót nylon thuộc kỹ thuật xây dựng nếu có (do chủ đầu tư / xây dựng thi công). Chúng tôi không thi công phần bạt lót này.
2/ Công trình có tầng hầm
- Bước 1: Xử lý bề mặt nền hạ của tầng hầm. Mặt đất đáy tầng hầm.
- Bước 2: Xử lý các bề mặt vách đứng của tầng hầm.
- Bước 3: Khoan và tiêm thuốc cho khu vực xung quanh tòa nhà (tùy thuộc vào từng công trình) từ tường ra từ 0.5m – 01m; lỗ khoan Þ 30mm, độ sâu 450-500mm, khoảng cách lỗ khoan 500mm.
Xử lý bề mặt nền các cấu trúc phụ tiếp xúc với đất
Ghi chú: Lớp bạt lót nylon thuộc kỹ thuật xây dựng nếu có (do chủ đầu tư / xây dựng thi công). Chúng tôi không thi công phần bạt lót này.
II. PHUN DIỆT CÔN TRÙNG: Ruồi, muỗi, kiến, gián, nhện, bọ chét….
Phương pháp phun: có 3 phương pháp
1/ Phun mù sương sử dụng hơi nước để tấn công côn trùng, tiêu diệt ngay các loại côn trùng đang có mặt và có khả năng tồn lưu lâu hơn. Hóa chất được tồn lưu ở các khu vực đã xử lý nhằm hạn chế sự xâm nhập của côn trùng trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này thường áp dụng phun cho không gian bên trong. Tuy nhiên phun mù sương không phải là biện pháp 1 lần và cần được giám sát.
2/ Phun khói thường sử dụng dầu diesel, dùng để diệt muỗi trưởng thành và các côn trùng nhưng không có tác dụng tồn lưu.
3/ Phun tồn lưu là phương pháp phun nhằm dàn trải một lượng hóa chất lên bề mặt các vùng côn trùng cần diệt với nồng độ và liều lượng nhất định. Phun cặp theo chân tường lên cao 1m (bên trong và bên ngoài), rèm cửa, gầm giường, gầm bàn ghế, các khe, hóc kẹt, sàn, vách tường, trần nhà, cống rãnh, chân pallet, hố ga, bãi rác, khu chứa chất thải….. để tiêu diệt tận ổ côn trùng.
Hóa chất sẽ được phun vào các mục tiêu được xác định trước để loại bỏ các loài gây hại. Các yếu tố cần xem xét là: xác định nơi trú ẩn, nhiệt độ, thời gian trong ngày mà muỗi thường hoạt động.
Công tác phun xịt sẽ được thực hiện trong điều kiện khu vực đang được xử lý tạm ngưng hoạt động. Sau khi xử lý từ 3 – 4 giờ, các khu vực được xử lý có thể mở các cửa và hệ thống quạt để làm thông thoáng môi trường trước khi làm việc trở lại.
III. KIỂM SOÁT DỊCH HẠI :
1/ Phương pháp xử lý:
- Phương pháp hoá học: dùng bã độc
- Phương pháp cơ học: dùng các loại bẫy bắt sống chuột
+ Vòng bảo vệ thứ nhất:
- Bẫy keo dính (gỗ): sử dụng keo không độc hại môi trường, được bố trí tại khu vực bn trong. nhằm bắt sống chuột đã thâm nhập vào bên trong.
- Hoặc sử dụng bẫy keo giấy đặt trong hộp bẫy và đặt cố định tại khu vực xử lý.
- Mỗi lần thực hiện trong 02 đêm liên tục, chiều tối đến đặt bẫy, sáng đến thu hồi bẫy.
+ Vòng bảo vệ thứ hai
- Bẫy cố định: Sử dụng bẫy dạng ống nhựa PVC hoặc bẫy hộp nhựa. Bên trong đặt bã diệt chuột, bẫy được bố trí dọc các tường rào xung xung quanh bên ngoài nhà máy nhằm làm giảm mật độ chuột ở môi trường xung quanh.
- Bẫy cố định được bố trí 01 lần và sử dụng suốt 1 năm. Thay mồi bã theo từng định kỳ.